Các quy định Bể_tự_hoại

Khối liên minh châu Âu

Trong khối liên minh châu Âu, tiêu chuẩn EN 12566 quy định các yêu cầu về phương pháp xử lý nước thải hộ gia đình.

Phần 1 của tiêu chuẩn quy định về bể tự hoại làm sẵn hoặc nhà máy sản xuất và được làm bằng poly etilen, thủy tinh được tăng cường polyester, poly propylene, PVC-U, thép hoặc bê tông. Phần 4 của tiêu chuẩn quy định về bể tự hoại được lắp ghép từ những phần làm sẵn bằng bê tông. Một bể tự hoại đạt chuẩn phải trải qua thí nghiệm về thủy lực để đảm bảo khả năng chứa chất rắn lơ lửng bên trong. Ngoài ra, còn đánh giá sự phù hợp của thiết kế hầm từ hoại trong điều kiện của vùng trong trạng thái đầy nước, hiệu quả xử lý, ứng xử của thiết kế.[16]

Pháp

Tại pháp khoảng 4 triệu hộ gia đình (khoảng 20% dân số) sử dụng hệ thống xử lý nước thải thải tại chỗ trong đó bao gồm bể tự hoại.[17] Chuẩn xây dựng về kết cấu cũng như quy định về bảo trì ra đời năm 1992 và được sửa đổi bổ sung vào các năm 2009 và 2012 mở rộng ra yêu cầu về kĩ thuật áp dụng với hệ thống xử lý quy mô hộ gia đình.[18] Bể tự hoại ở Pháp chịu sự kiểm tra của SPANC (Service Public d’Assainissement Non Collectif), một hội đồng chuyên môn được chính quyền chọn ra để thi hành luật thu gom nước thải, ít nhất là 4 năm một lần. Trong lời giới thiệu của tiêu chuẩn EC 12566, hành vi xả thải trực tiếp ra kênh rạch, sông suối bị nghiêm cấm.[19]

Ireland

Theo cục điều tra dân số Ireland, 27.5% dân số Ireland(khoảng 444.000 hộ gia đình) đa phần ở nông thôn sử dụng bể tự hoại.[20]

Theo quyết định của tòa án châu âu thì Ireland đã không tuân thủ các hướng dẫn cơ bản về chất thải liên quan đến chất thải sinh hoạt được tùy ý sử dụng ở tại nông thôn, năm 2012 luật về nước được thông qua quy định về nước thải không trực tiếp kết nối với hệ thống xử lý nước thải công cộng và cung cấp các thủ tục để đăng ký và kiểm soát hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình.[21][22]

Một chương trình thực tập được bởi cơ quan bảo vệ môi trường phát triển để quy định về quy hoạch và xây dựng mới bể tự hoại, hệ thống xử lý thứ cấp, hầm rút, hệ thống lọc. Ở Ireland, hành vi xả nước thải trực tiếp từ ống nhánh trong hầm rút ra nước ngầm bị cấm trong khi nước thải gián tiếp thông qua tầng đất cái nhờ hầm rút được cho phép nhưng phải có giấy phép của cơ quan ô nhiễm nước. Hệ thống tự hoại đăng ký phải được desludged bởi một nhà thầu ít nhất trong một năm.[23]

Vương Quốc Anh

Ở Anh và xứ Wale, từ năm 2012 thì chủ sỡ hữu tài sản phải đăng ký sử dụng bể tự hoại hoặc các hệ thống xử lý chất thải nhỏ hơn và một là đệ trình để xin phép hoặc là khẳng định với cơ quan môi trường.[24] Giấy phép cần phải được cấp cho hệ thống xả thải dựa trên một khối lượng nhất định, trong một thời gian nhất định hoặc nước thải xả trực tiếp vào khu vực nhạy cảm.[25] Nói chung là ở đây không cho phép hành vi xả thải trực tiếp vào nước mặt.

Ở Bắc Ireland, thì cơ quan môi trường phải cho phép tất cả nước thải đến nơi mà chúng sẽ chảy ra sông hoặc thấm vào đất. Chất lượng và số lượng xả thải phải được thông qua để đảm bảo khả năng tự xử lý của nước mặt và nước ngầm.[26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bể_tự_hoại http://www.bebrite.com.au/blog/bebrite-septic-safe... http://www.eawag.ch/forschung/sandec/publikationen... http://www.citizensenergygroup.com/STEP http://www.psparchives.com/publications/our_work/m... http://www.soil.ncsu.edu/publications/septic/JEH12... http://cecalaveras.ucdavis.edu/realp.htm http://www.extension.umn.edu/environment/housing-t... http://cru.cahe.wsu.edu/CEPublications/eb1475/eb14... http://www.nesc.wvu.edu/subpages/septic_defined.cf... http://curia.europa.eu/juris/liste.jsf?language=en...